Ngay cả khi có vắc-xin, Covid-19 cũng không thể bị xoá bỏ?

Người ta không biết được chính xác mức độ miễn dịch cần thiết là bao nhiêu, và liệu vắc-xin có đủ mạnh để đạt được điều đó hay không. Ngoài ra, còn có mối đe dọa về các biến thể mới của virus có thể làm suy yếu hiệu quả của miễn dịch.

1. Liệu Covid-19 có thể bị diệt trừ hay không?

Câu trả lời là không. Ít nhất là cho đến nay, chỉ có một căn bệnh ở người – bệnh đậu mùa – đã chính thức được ngăn ngừa, đồng nghĩa với việc giảm xuống mức 0 ca và giữ ở đó lâu dài mà không cần biện pháp can thiệp liên tục. Bệnh đậu mùa đã được dập tắt nhờ một loại vắc-xin hiệu quả cao và thực tế là con người là động vật có vú duy nhất trong tự nhiên dễ bị nhiễm virus variola gây ra căn bệnh biến dạng, đôi khi gây chết người này.

Con người cũng là nơi ẩn náu duy nhất được biết đến của virus bại liệt, tuy nhiên nó vẫn lây lan ở một số quốc gia bất chấp việc sử dụng rộng rãi các biện pháp chủng ngừa hiệu quả và nỗ lực xóa sổ căn bệnh này toàn cầu trong 32 năm qua. SARS-CoV-2 được cho là vẫn tồn tại trong tự nhiên ở dơi móng ngựa, và đã được biết là lây nhiễm cho chồn, mèo, khỉ đột và các động vật khác. Việc quét sạch virus đồng nghĩa với việc xóa bỏ các loài động vật dễ truyền nhiễm, mà điều này là bất khả thi.

2. Loại bỏ là gì?

Đó là khi những nỗ lực ngăn chặn đợt bùng phát tạo ra kết quả là không có các ca nhiễm mới hoặc lây lan ở một khu vực xác định trong một thời gian dài. Không có định nghĩa chính thức về thời gian đó. Một đề xuất là kéo dài 28 ngày, tương ứng với gấp đôi thời gian ủ bệnh của SARS-CoV-2 – khoảng thời gian từ khi nhiễm bệnh đến khi xuất hiện các triệu chứng. Một số quốc gia, chẳng hạn như New Zealand, đã không có ca nhiễm mới trong thời gian dài bằng cách sử dụng các biện pháp phong tỏa, đóng cửa biên giới, cũng như phát hiện và cô lập các ca nhiễm một cách cẩn thận.

Trong thời kỳ đại dịch bùng phát và lây lan khắp các châu lục, việc duy trì loại bỏ bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào trên phạm vi toàn quốc là một thách thức, nếu không muốn nói là không thể, vì mối đe dọa virus xâm nhập trở lại đất nước từ những du khách quốc tế bị nhiễm bệnh là rất lớn.

3. Liệu vắc xin có loại bỏ được Covid-19 không?

Điều này rất khó để trả lời. Người ta không tính toán được tỷ lệ dân số cần có khả năng miễn dịch để có thể ngăn chặn virus tiếp tục lây lan, hoặc liệu ngay cả những loại vắc-xin mạnh nhất có thể ngăn chặn nó lây lan hay không. Một nghiên cứu ước tính rằng để ngăn chặn sự lây truyền, 55% đến 82% dân số sẽ cần có khả năng miễn dịch – mà có thể đạt được bằng cách phục hồi sau khi nhiễm bệnh hoặc thông qua tiêm chủng.

Tuy nhiên, khả năng miễn dịch cộng đồng đã không đạt được ở Manaus, thủ phủ của bang Amazonas ở Brazil, ngay cả sau khi ước tính 76% dân số đã bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, vẫn có lý do để tin rằng việc tiêm chủng hàng loạt sẽ có tác dụng mạnh mẽ hơn bởi vì vắc-xin dường như tạo ra sự bảo vệ mạnh mẽ và lâu bền hơn so với việc từng bị nhiễm bệnh.

4. Hiệu quả của vắc-xin sẽ như thế nào?

Có những bằng chứng tốt cho thấy vắc-xin sẽ có hiệu quả trong việc ngăn chặn người bị nhiễm phát triển virus Covid-19, với các thử nghiệm lâm sàng của các mũi tiêm Pfizer Inc.-BioNTech SE và Moderna Inc. cho thấy hiệu quả lên tới 95%. Tuy nhiên, không có đủ dữ liệu sẵn có để đánh giá khả năng của vắc-xin trong việc ngăn chặn mọi người phát triển bệnh khi không có triệu chứng hoặc truyền virus cho người khác.

Số lượng virus truyền nhiễm mà người ta “thải ra” hoặc phát tán trong các phần tử hô hấp là một dấu hiệu cho thấy xu hướng lây lan của chúng. Tại Israel, quốc gia có tỷ lệ công dân được tiêm chủng cao nhất, các nhà nghiên cứu nhận thấy những người được tiêm chủng mà có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 có nồng độ virus thấp hơn, có thể khiến họ ít lây nhiễm và ít bị bệnh nặng hơn.

5. Tiêm phòng có nên được khích lệ không?

Có, bởi vì tiêu chuẩn vàng trong tiêm chủng là ngăn chặn lây nhiễm cũng như bệnh tật – cung cấp cái gọi là miễn dịch tiệt trùng. Nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đạt được. Ví dụ, vắc-xin phòng bệnh sởi ngăn ngừa nhiễm trùng để những người được tiêm phòng không lây lan virus, trong khi vắc-xin phòng bệnh ho gà làm tốt công việc ngăn ngừa bệnh chuyển sang trạng thái nghiêm trọng nhưng kém hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn các ca bệnh mới.

Thật đáng khích lệ, một nghiên cứu về vắc-xin chống Covid của Moderna trên khỉ cho thấy rằng nó sẽ làm giảm, nếu không ngăn chặn hoàn toàn sự lây truyền virus về sau. Các thử nghiệm lâm sàng bằng cách sử dụng vắc-xin AstraZeneca cho thấy nó làm giảm 60% tỷ lệ nhiễm trùng, nhưng khó có thể đạt được miễn dịch cộng đồng ngay cả khi tất cả mọi người được tiêm hai liều.

Previous post Profile khủng của Chủ tịch Hội đồng giải thưởng VinFuture: Giáo sư có hơn 160.000 trích dẫn khoa học, khai sinh ra công nghệ OLED
Next post Một chỉ số thống kê mới năm 2021 đang trở nên đáng lo ngại?